HIỆU QUẢ HẠ ÁP NGẮN HẠN CỦA PERINDOPRIL THEO ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA 3188 BỆNH NHÂN: 1 PHÂN TÍCH GỘP
HIỆU QUẢ HẠ ÁP NGẮN HẠN CỦA PERINDOPRIL THEO ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA 3188 BỆNH NHÂN: 1 PHÂN TÍCH GỘP
Short-term antihypertensive efficacy of perindopril according to clinical profile of 3188 patients: A meta-analysis.

HIỆU QUẢ HẠ ÁP NGẮN HẠN CỦA PERINDOPRIL THEO ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA 3188 BỆNH NHÂN: 1 PHÂN TÍCH GỘP
Tóm lược
Đặt vấn đề:
Perindopril, 1 ức chế men chuyển tác dụng kéo dài, có hiệu quả giảm tỉ lệ của các biến cố tim mạch trên nhiều đối tượng bệnh nhân. Hiệu quả này có được nhờ vào những tác dụng hạ huyết áp và những tác dụng không liên quan đến hạ huyết áp. Mục tiêu của nghiên cứu là để kiểm tra ảnh hưởng có thể của các đặc điểm lâm sàng bệnh nhân trên hiệu quả hạ huyết áp của perindopril.
Phương pháp:
Một phân tích gộp từ dữ liệu riêng lẻ của những bệnh nhân tăng huyết áp tham gia trong 5 nghiên cứu mở nhằm kiểm tra hiệu quả và tính an toàn của perindopril trong 12 tuần điều trị.
Kết quả:
Nghiên cứu gồm 3188 bệnh nhân, nam (39%) và nữ (61%), tuổi trung bình 53, huyết áp trung bình 163/99 mmHg và giảm trung bình 27/17 mmHg. Thời gian mắc tăng huyết áp trung bình là 5 năm, và 34% bệnh nhân có biến chứng tim mạch trước đó. Chúng tôi không thấy có sự khác biệt về hiệu quả hạ áp của perindopril trên những bệnh nhân có và không có biến chứng tim mạch (SBP 0.05, 95%CI:–1.5 đến 1.6 mm Hg, p = 0.95),), ở người già so với trẻ (DSBP 2.4, 95%CI: –3.2 đến 7.9 mm Hg,p = 0.41), nam so với nữ (DSBP –1.43, 95%CI: –3.4 đến 0.5, p = 0.15),, và mắc tăng huyết áp lâu hay mới mắc tăng huyết áp (DSBP 0.0, 95%CI: –1.0 đến 1.0 mm Hg, p = 1.0). Hiệu quả hạ áp của perindopril mạnh hơn ở những bệnh nhân có huyết áp tâm thu (SBP) ≽160 mmHg (DSBP 12.3, 95%CI: 5.5 đến 19.0, p = 0.0004).. Hiệu quả trên huyết áp tâm trương có khuynh hướng mạnh hơn ở bệnh nhân trẻ (DDBP –0.63, 95%CI:–1.2 đến –0.02 mm Hg, p = 0.04)..
Kết luận:
Perindopril là 1 thuốc hạ huyết áp hiệu quả. Hiệu quả của nó dường như không bị ảnh hưởng bởi các đặc đểm lâm sàng của bệnh nhân.(Cardiol J 2010; 17, 3: 259–266)
Short-term antihypertensive efficacy of perindopril according to clinical profile of 3188 patients: A meta-analysis.
Giới thiệu
Hạ huyết áp đưa đến cải thiện dự hậu tim mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp (THA). Ức chế men chuyển (ƯCMC) – Perindopril là 1 thuốc hạ huyết áp mạnh. Do đó, nó giảm nguy cơ tim mạch trong cả phòng ngừa nguyên phát lẫn thứ phát. Tuy nhiên, do những điều kiện quyết định trước tiên của những thử nghiệm lâm sàng đưa ra, nên hầu hết những nghiên cứu mà chứng minh điều này đều được thực hiện trên những nhóm bệnh nhân được lựa chọn cẩn thận, những đặc điểm lâm sàng của họ thường khác với những bệnh nhân trong thực hành hàng ngày.
Xây dựng trên khối lượng lớn của dữ liệu bệnh nhân riêng lẻ từ những nghiên cứu thực hiện trên những bệnh nhân đều trị ngoại trú, bài báo này cố gắng để kiểm tra liệu hiệu quả hạ áp của perindopril có thể bị ảnh hưởng bởi giới tính, tuổi, SBP trước điều trị, thời gian mắc THA và tiền sử bệnh tim mạch hay không. Chúng tôi thấy rằng hiệu quả hạ áp ngắn hạn của perindopril hoàn toàn độc lập với những đặc điểm nghiên cứu.
THA là yếu tố nguy cơ nổi bật đối với xuất hiện những biến chứng tim mạch trên toàn thế giới, cả trong phòng ngừa nguyên phát và trên những bệnh nhân bệnh động mạch vành và mạch máu não. Nguy cơ tim mạch liên quan với THA có thể được giảm thiểu bởi điều trị hạ áp thích hợp. Một vài nhóm thuốc, đặc biệt ƯCMC, biểu lộ đặc điểm hiệu quả lợi ích vượt hẳn tác dụng hạ áp của nó, ở những bệnh nhân THA. Tuy nhiên, phạm vi mà hiệu quả hạ áp phụ thuộc trên những đặc điểm của bệnh nhân như mức huyết áp trước điều trị, giới tính, tuổi, tiền sử biến chứng tim mạch thì chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Những năm gần đây, kết quả của những thử nghiệm quy mô lớn được công bố, chỉ ra rằng perindopril, 1 thuốc ƯCMC tác dụng kéo dài, giảm rất nhiều nguy cơ tai biến mạch máu não tái phát hoặc những biến chứng tim mạch ở những bệnh nhân nguy cơ cao. Tuy nhiên, những bệnh nhân tham gia trong những thử nghiệm lâm sàng này thường là một dân số được chọn lọc cẩn thận.
Dựa trên dữ liệu bệnh nhân riêng lẻ có được từ những nhóm bệnh nhân THA không chọn lọc, chúng tôi đặt mục tiêu kiểm tra huyết áp có thể được hạ thấp trong suốt khoảng thời gian điều trị ngắn với liều perindopril tăng dần, và liệu việc giảm huyết áp này có thể bị ảnh hưởng bởi những đặc điểm lâm sàng liên quan của bệnh nhân hay không.
Phương pháp
Dữ liệu
Chúng tôi tập hợp dữ liệu bệnh nhân riêng lẻ trên cơ sở của 5 nghiên cứu đa trung tâm, mở nhãn được thực hiện ở Ba Lan từ 1994 đến 2003. Protocol của nghiên cứu phù hợp với những quy định của nghiên cứu lâm sàng đưa ra ở thời điểm những nghiên cứu riêng biệt bắt đầu. Tất cả bệnh nhân đồng ý tham gia và được điều trị theo sau bằng 1 thuốc hạ áp được mở nhãn kèm với những đặc điểm đăng ký của nó. Tất cả những thử nghiệm được ủng hộ bởi quỹ nghiên cứu không hạn chế của Servier Ba Lan, và được thực hiện bởi những bác sĩ lâm sàng độc lập dưới sự giám sát của các chuyên gia trong lĩnh vực THA về lý thuyết và lâm sàng giỏi. Sau khi những dữ liệu riêng biệt được đóng kín, dữ liệu được phân tích và công bố trên tạp chí y khoa Ba Lan. Sau đó, dữ liệu được lưu giữ bởi Servier Ba Lan dưới dạng MS Excel format. Tiếp theo sau đó, lọc dữ liệu, hợp nhất, quản lý, và phân tích dữ liệu, được thực hiện bởi một trong những tác giả (J.G) sử dụng phần mềm SAS 9.1, độc lập với Servier Ba Lan.
Xác định phân nhóm và chọn lọc của những thông số dự hậu
Chúng tôi xác định những phân nhóm mà trong đó chúng tôi kiểm tra hiệu quả hạ áp ngắn hạn của perindopril như progressors và non-progressors (những bệnh nhân mà ở cuối những nghiên cứu riêng biệt đang dùng 8mg và 4mg perindopril/ngày), THA có biến chứng hoặc không biến chứng (tiền sử có 1 hoặc nhiều những biến chứng sau: bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não và suy tim), già hoặc trẻ hơn tuổi trung vị của toàn bộ dân số, giới tính, SBP < 160 hoặc ≥ 160mmHg, mới mắc THA hay bị THA đã lâu ( so trung vị của dân số). Chúng tôi chọn thay đổi SBP do điều trị như một kết cục nguyên phát. Chúng tôi sử dụng thay đổi DBP như một kết cục thứ phát.
Phân tích thống kê
Chúng tôi sử dụng phần mềm SAS phiên bản 9.1 và Review manager 4.2 (Cochrane Collaboration, Copenhagen Denmark), cho quản lý dữ liệu và phân tích thống kê. Chúng tôi so sánh trung bình và tỉ lệ bằng phép kiểm z chuẩn và thống kê c2 . Sử dụng mô hình hiệu quả ngẫu nhiên, chúng tôi tính sự khác nhau trên hiệu quả hạ áp theo những phân nhóm đã được xác định. Tính không đồng nhất được kiểm tra bằng Zelen’s test (dựa trên phân phối c2 ) và thống kê I2. I2 > 50% được xem như là hiệu quả không đồng nhất từ các nghiên cứu. Khuynh hướng thay đổi huyết áp theo thời gian từ trước khi điều trị và tương tác giữa các phân nhóm theo thời gian được kiểm tra bằng mô hình ANOVA, áp dụng vào kỹ thuật PROC GLM của phần mềm SAS. Trong trường hợp không đồng nhất từ những nghiên cứu, ảnh hưởng của đặc điểm trên dự hậu nghiên cứu được kiểm tra bằng cách sử dụng mô hình ANOVA có hiệu chỉnh đối với nghiên cứu riêng lẻ.
Kết quả
Đặc điểm của các nghiên cứu
Phân tích gồm những dữ liệu riêng lẻ của 3188 bệnh nhân tham gia trong 5 nghiên cứu mở nhãn mà được đánh giá hiệu quả và dung nạp từ 2 đến 8mg perindopril/ngày. Những đặc điểm chính được trình bày trong bảng 1. 2 nghiên cứu lớn nhất là Perindopril Assessment Study phase 1 và 2 (PAS12), thực hiện từ 1994 đến 1996. Những nghiên cứu được thực hiện theo protocol tương tự nhau và những dữ liệu được hợp nhất sớm sau khi hoàn thành, và vì thế được xem xét kết hợp. Tiêu chuẩn chọn bệnh được dựa trên mức DBP. Gồm những bệnh nhân ngoại trú hoặc THA chưa điều trị mới được chẩn đoán, những bệnh nhân mà có DBP trong giới hạn từ 90 đến 110 mm Hg. Thời gian điều trị của nghiên cứu ít nhất là 15 tuần. Dữ liệu của 1806 bệnh nhân (trong tổng cộng 2038 bệnh nhân), là thích hợp cho phân tích hiện tại.
Perindopril Assessment Study 3 (PAS3) thực hiện từ 1997 đến 1998. Tiêu chuẩn chọn bệnh là dựa trên SBP tăng (140-179 mm Hg) và/hoặc DBP (90-99 mm Hg). Để được chọn, bệnh nhân THA không được điều trị hoặc không được kiểm soát phải có chỉ số khối cơ thể (BMI) >= 30kg/m2. Thời gian điều trị của nghiên cứu ít nhất 12 tuần. Trong số 391 bệnh nhân được tuyển, dữ liệu của 378 bệnh nhân thích hợp đến cuối quá trình theo dõi và được chọn trong phân tích hiện tại.
PAS4 được thực hiện từ 1998 đến 1999 trên 1 nhóm 667 phụ nữ sau mãn kinh. Tiêu chuẩn chọn bệnh tương tự như PAS3. Sau khoảng thời gian điều trị 12 tuần, dữ liệu của 622 bệnh nhân thích hợp cho phân tích.
Cuối cùng, Perindopril Assessment in Diabetes Study (PADS) được thực hiện từ 2002 đến 2003 trên 400 bệnh nhân đái tháo đường mà được chẩn đoán ít nhất 3 tháng trước lúc chọn bệnh, và SBP của họ nằm trong giới hạn từ 135 đến 159mm Hg, hoặc DBP của họ từ 85 đến 99mm Hg. Sau thời gian điều trị 12 tuần, dữ liệu của 376 bệnh nhân thích hợp cho phân tích.
Trong tất cả các nghiên cứu, những bệnh nhân được chọn là bệnh nhân ngoại trú. Trong tất cả những bệnh nhân, những người sau khi được theo dõi 2 tuần và đáp ứng các tiêu chuẩn chọn bệnh, được bắt đầu điều trị với perindopril 2 đến 4mg 1 lần/ngày được bắt đầu. Trong khoảng thời gian 4 tuần, bác sĩ điều trị có thể tăng liều perindopril (lên đến 8mg 1 lần/ngày) khi xét thấy cần thiết để đạt kiểm soát huyết áp được xác định trước. Chỉ sau khi liều tối đa perindopril được cho, bác sĩ điều trị mới có thể thêm thuốc hạ áp thứ 2, thiazide-like diuretic- Indapamide (2.5 mg phóng thích chuẩn, hoặc 1.5 mg dạng phóng thích kéo dài). Những bệnh nhân, những người mà có huyết áp không được kiểm soát mặc dù đã được điều trị liều tối đa như được cung cấp theo protocol nghiên cứu, hoặc trong những bệnh nhân đang theo chỉ định bắt buộc cho điều trị khác hoặc rút khỏi nghiên cứu, điều trị dựa trên protocol được dừng và hoạt động thích hợp được tiến hành (bảng 1). Trong 4 nghiên cứu, mục tiêu là DBP <90 mm Hg. Trong PADS, mục tiêu là <135/80 mmHg.

Đặc điểm bệnh nhân
Ngoại trừ trong nghiên cứu PAS4 chỉ bao gồm phụ nữ, còn lại trong các nghiên cứu khác nam chiếm 45,8% đến 49,3%, và tính chung, phụ nữ chiếm ưu thế là (61%). Tuổi từ 50 đến 55,9 tuổi và trung bình 52,1. Tổng cộng 1501 (47,1%) bệnh nhân là lớn hơn tuổi trung bình 53. Thời gan mắc THA là 5,1 +/- 5,3 năm. Trong 1501 (47,1%) bệnh nhân, thời gan mắc THA là dài hơn trung vị toàn bộ nhóm (trung vị là 3,4 năm). Trước điều trị, 1098 (34,4%) bệnh nhân có biến chứng của THA. Trong 2014 (63,2%) bệnh nhân, SBP trước điều trị > 160 mm Hg. Liều trung bình của perindopril ở cuối thời gian điều trị là 5,1 mg (2-8). Ở thời điểm đó, 2092 (65,6%) bệnh nhân đang uống 4mg 1 lần/ngày (dose non-progressors) and 923 (29%) được điều trị 8mg 1 lần/ngày (dose progressors). Cuối giai đoạn theo dõi, 400 (12,6%) bệnh nhân uống kèm indapamide. Số bệnh nhân nhận liều 2mg là 61 (1,9%), liều 6mg là 41 (1,3%). Trên 71 (2,2%) bệnh nhân, điều trị dựa trên protocol được dừng ở lần thăm khám sau cùng. Số bệnh nhân có mức SBP, DBP và cả 2 đạt được mục tiêu là 53,5%, 68% và 43,9% (bảng 1).
Hạ huyết áp trên 2 nhóm bệnh nhân dose non-progressors và dose progressors
SBP và DBP trước điều trị cao hơn có ý nghĩa (p<0,0001) ở 613 bệnh nhân, những người mà trong giai đoạn nghiên cứu cần được tăng liều perindopril đến 8mg, và không có dùng kèm indapamide (progressors, 165,8+/- 16,2/ 100,7 +- 8,0 mm Hg) khi so sánh với 2016 bệnh nhân mà ở cuối 1 nghiên cứu được dùng liều 4mg, không kèm indapamide (non-progressors, 162.0 ± 15.3/98.5 ± 7.9 mm Hg ). Ở cuối 12 tuần điều trị, SBP và DBP trong nhóm progressors (138.8 ± 12.5/84.8 ± 7.6 mm Hg) cao hơn trong nhóm non-progressors (135.1 ± 12.3/82.5 ± 7.2 mm Hg) (p<0,0001). Sử dụng ANOVA đa biến, có hiệu chỉnh đối với chỉ định thử nghiệm, chúng tôi tìm thấy rằng thời gian hạ áp là nhanh hơn trong nhóm progressors và sự tăng liều dần lên 8mg có liên quan với 1 độ cao hơn của thay đổi huyết áp (tất cả p < 0,0001). Ở lần khám đầu, thứ 2 và cuối cùng sự khác nhau về huyết áp của SBP từ trước điều trị, trong nhóm progressor trừ đi non-progressors (95% CI,p) là: -6,9 (-7,5 đến-6,9, p<0,0001), -1,5 (-2,0 đến-0,9, p= 0,03) và 0,2 (-0,3 đến 0,8,p=0,68). Đối với phần còn lại của phân tích, chúng tôi xem xét dữ liệu bệnh nhân mà không kể tình trạng tăng liều.



Hạ huyết áp theo đặc điểm lâm sàng
Sử dụng mô hình hiệu quả ngẫu nhiên đối với những thông số dự hậu liên tục như thực hiện trong Review Manager phiên bản 4.2 (Cochrane Collaboration), chúng tôi kiểm tra liệu hiệu quả hạ áp của perindopril có bị ảnh hưởng bởi những đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân hay không. Chúng tôi thực hiện phân tích này đối với 5 đặc điểm lâm sàng đã được xác định trước: THA có biến chứng so với không biến chứng, thời gian mắc THA lâu và mới bị, nam so với nữ, già so với trẻ, SBP > 160 mmHg so với ≤ 160 mm Hg. Để làm điều đó, đối với mỗi phân nhóm, và mỗi nghiên cứu riêng biệt, chúng tôi tính sự khác biệt huyết áp (sd: lệch chuẩn) giữa lần khám cuối và lần đầu. Chúng tôi cũng kiểm tra tính không đồng nhất có thể của hiệu quả bằng cách sử dụng phép kiểm của Zelen và thống kê I2.
Tổng thể, không có sự khác biệt trong hiệu quả hạ áp của perindopril trên bệnh nhân THA có biến chứng so với bệnh nhân THA không biến chứng (DSBP 0.05, 95%CI: –1.5 đến1.6 mm Hg, p = 0.95, I2 = 49.1%, Fig.1), bệnh nhân già so với trẻ (DSBP 2.4, 95%CI:–3.2 đến 7.9 mm Hg, p = 0.41, I2 = 97.2%, Fig. 2), nam so với nữ (DSBP –1.43, 95%CI:–3.4 đến 0.5, p = 0.15, I2 = 61.3%, Fig. 3), mắc bệnh lâu và mới mắc (DSBP 0.0, 95%CI: –1.0 đến 1.0 mm Hg, p = 1.0, I2 = 0%, Fig. 4). Khi so sánh SBP ≥ 160 mm Hg và < 160 mm Hg, hiệu quả hạ áp của perindopril mạnh hơn trong nhóm SBP ≥ 160 mm Hg (DSBP 12.3, 95%CI: 5.5 đến 19.0, p = 0.0004, I2 = 97.5%, Fig. 5).
Đối với những nhóm tuổi, giới tính và SBP cao (I2 >50%), chúng tôi lập lại phân tích sử dụng ANOVA đa biến có hiệu chỉnh cho chỉ định thử nghiệm. Đối với những phân nhóm theo giới tính, phân tích chỉ ra có sự khác nhau có ý nghĩa giữa các cá thể trên giảm huyết áp đạt được ở nữ (hiệu chỉnh DSBP -2,7, 95%CI: -2,9 đến 2,5, p = 0,004); tuy nhiên không có ảnh hưởng của nhóm giới tính lên độ dốc theo thời gian của giảm SBP (p = 0,3). Hiệu quả điều trị của perindopril trên DBP bị ảnh hưởng bởi tuổi. Trên những bệnh nhân trẻ, có xu hướng hiệu quả hơn có ý nghĩa ( DDBP -0,63, 95%CI: -1,2 đến -0,02 mm Hg, p = 0,04, I2= 0%). Tương tự, trên những bệnh nhân có SBP trước điều trị ≥ 160 mm Hg (với baseline DBP 102,2 ± 7,2 mm Hg), so với những bệnh nhân có SBP < 160 mm Hg (baseline DBP 94,5 ± 7,3 mm Hg), hiệu quả điều trị của perindopril trên DBP là cao hơn (hiệu chỉnh DDBP -4,5, 95%CI: -5,2 đến -7,6 mm Hg, p < 0,0001).
Bàn luận:
Phân tích gộp dựa trên dữ liệu bệnh nhân riêng lẻ của chúng tôi đã cho thấy rằng perindopril, một ƯCMC, hạ huyết áp hiệu quả không bị ảnh hưởng bởi những đặc điểm lâm sàng chính của bệnh nhân . Hiệu quả hạ áp này là không thay đổi đáng kể bởi sự hiện diện của những biến chứng, tuổi, giới, hoặc thời gian mắc THA. Hiệu quả này được nổi bật hơn ở những bệnh nhân có SBP cao hơn. Độ dốc của hạ huyết áp là dốc hơn ở những bệnh nhân mà tiến tới dùng liều cao hơn.Tuy nhiên cả progressors và non-progressors đều đạt được sự hạ áp đáng kể.
Perindopril đươc chỉ ra là 1 thuốc hạ áp hiệu quả. Ở những bệnh nhân THA vô căn, huyết áp có thể hạ được 22/11 mm hg. Mặt khác, điều trị bằng perindopril là an toàn, ngay cả ở những bệnh nhân không tăng huyết áp hoặc tăng nhẹ.
Hiệu quả hạ áp của perindopril trên một dân số lớn những bệnh nhân THA đã đươc đề cập trong một nghiên cứu dựa trên thực hành lâm sàng thực hiện tại Mỹ. Nghiên cứu này được tiến hành trên 13,000 bệnh nhân. Trung bình, perindopril hạ huyết áp từ 156,9/84,5mmHg đến 139,2/84 mmHg. Khi tiếp tục theo dõi, chúng tôi nhận thấy hiệu quả hạ áp được duy trì trong suốt 12 tuần.Trong một loạt các nghiên cứu nhỏ thêm vào, các nhà nghiên cưu nhận thấy rằng, perindopril hạ áp hiệu quả trên những bệnh nhân bệnh tim mạch, THA tâm thu đơn thuần và THA kháng trị trước đó. Đối lập với một vài báo cáo từ những nghiên cứu nhỏ hơn, những nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng perindopril có vẻ hiệu quả trên những bệnh nhân lớn tuổi. Trong phân tích gộp của chúng tôi, chúng tôi có thể khẳng định lại và mở rộng những kết quả này. Perindopril có hiệu quả tương tự trên những bệnh nhân có và không có biến chứng tim mạch. Nó có khuynh hướng hiệu quả hơn ở những bệnh nhân có SBP cao hơn. Tuy nhiên, cả tuổi, giới tính lẫn thời gian mắc bệnh THA không ảnh hưởng đến khả năng hạ áp của thuốc.
Nghiên cứu hiện tại cần phải được diễn giải trong ngữ cảnh liên quan tới các giới hạn của nó. Mặc dù dữ liệu được thu thập một cách đồng bộ, vẫn có những sự khác biệt trong protocol về tiêu chuẩn THA được đưa vào nghiên cứu. Một nghiên cứu trong số đó chỉ lấy những phụ nữ mãn kinh. Một nghiên cứu khác được thực hiện trên bệnh nhân THA kèm béo phì, và một nghiên cứu khác nữa trên bệnh nhân THA kèm đái tháo đường. Điều này có thể ảnh hưởng lên huyết áp, đáp ứng với điều trị, tần suất của biến chứng tim mạch. Thêm vào đó, trong phân tích post-hoc, chúng tôi phân những bệnh nhân theo đặc điểm lâm sàng của họ mà những đặc điểm này không được cung cấp trong protocol của những thử nghiệm riêng lẻ. Ảnh hưởng của một đặc điểm lâm sàng trên khả năng hạ áp của thuốc có thể là sự kết hợp của một đặc điểm khác do cách phân tích các ảnh hưởng không được hiệu chỉnh của nghiên cứu. Ví dụ: ảnh hưởng của SBP có thể bao gồm trong đó ảnh hưởng của tuổi. Điều này có thể gây nên tính không đồng nhất của các ảnh hưởng. Tuy nhiên, phân tích lặp lại bằng cách sử dụng ANOVA có hiệu chỉnh cho từng thử nghiệm đã đem lại một kết quả mang tính chính xác hơn. Cuối cùng công thức perindopril trong những nghiên cức được chọn (viên 4mg) khác biệt với công thức đang được sử dụng trên thị trường (viên 5mg và 10mg).
Kết luận
Kết luận, trong 1 nghiên cứu đoàn hệ lớn trên những bệnh nhân THA nhẹ đến trung bình, chúng tôi xác định rằng perindopril là 1 thuốc hạ áp hiệu quả, hiệu quả của nó ở những bệnh nhân có SBP cao ít nhiều cao hơn. Perindopril có hiệu quả và an toàn tương tự trên những bệnh nhân có và không có biến chứng tim mạch, nam hay nữ, già hay trẻ và mới mắc bệnh THA hay đã lâu.
Bài viết cùng chuyên mục !